Tình yêu tuổi học trò là một loại tình yêu trong sáng, tinh khôi và đẹp nhất của đời người. Ở đó, có tồn tại sự hối tiếc vì những rung động đầu đời của những cô cậu học sinh mới lớn. Những lần đầu chạm ngưỡng đến một loại xúc cảm mới mẻ. Một loại cảm xúc ngây ngô, có chút bở ngở, có chút mong ước và có chút gì đó luyến tiếc khi tình yêu ấy không thành.
Tình yêu đó thật đẹp giữa những cô cậu học sinh với nhau. Nhưng nếu như tình yêu tuổi học trò là một tình yêu mà một người nữ sinh dành cho thầy mình thì như thế nào?
Tôi thấy có những người họ xét đoán thứ tình yêu ấy, có những người họ chê cười lên thứ tình yêu ấy,... Nhưng thiết nghĩ liệu thứ tình yêu ấy là sai ư? Có những người học sinh, họ rơi vào tình yêu với người thầy của mình. Họ chọn cách đơn phương, họ âm thầm, họ lặng lẽ đặt vào trong khoảng thanh xuân của mình hình ảnh một người thầy. Có những người học sinh sau khi họ tốt nghiệp, họ thành danh, họ lại quay về ngôi trường xưa và thổ lộ tình cảm với người thầy cũ của mình. Người thầy cũng chấp nhận cảm xúc, cả hai đi đến đoạn đường xây dựng tế bào cho xã hội.
Có nhiều người khi nghe đến điều đó liền lập tức lên án và phê phán cho rằng đó là trái với đạo lí sư trò. Nhưng nếu như họ đã lấy nhau ở cái tuổi được pháp luật thừa nhận để kết hôn, họ cùng nhau xây dựng tế bào cho xã hội, góp tài sức của mình cho đất nước thì liệu họ có còn sai hay không?
Một người nữ sinh rơi vào tình yêu với thầy của mình khi mà người ấy đang ở độ tuổi mà cảm xúc bắt đầu nảy nở thì sai ở đâu? Con đường cảm xúc khi chọn để thương ai thì xin thưa: Lí trí không có quyền để lên tiếng. Cả đời người, ta nào đâu có quyền để lựa chọn mình sẽ yêu ai. Như duyên số, như định mệnh, người học sinh ấy vô tình gặp người thầy ấy, rồi lại như một sự bất chợt của cảm xúc, tình cảm xuất hiện. Và dù cho có cảm xúc thì họ cũng chọn cách lặng im, họ vẫn lờ đi cảm xúc của mình, họ chờ đợi đến ngày họ không còn là một học sinh nữa để bày tỏ. Có những người còn lặng im đến mãi mãi nữa là.
Dĩ nhiên nếu như người học trò vẫn đang ở cái lứa tuổi học sinh và vẫn đang ngồi trên ghế nhà trường mà có những hành động công khai tình cảm thì đây đúng là chuyện không thể chấp nhận. Và như những gì tôi đề cập ở trên, vấn đề tôi đặt ra là khi cả 2 người đều ở độ tuổi trưởng thành, việc họ từng là gì của nhau không còn quan trọng nữa, quan trọng là họ yêu nhau và không phạm pháp, ở đúng độ tuổi quy định, đều là người trưởng thành.
Tình yêu không sai, người rơi vào tình yêu đó cũng không sai. Mà tùy vào từng người thôi, liệu có sai không khi 2 người đã trưởng thành, không phạm pháp và đến với nhau theo đúng quy định của pháp luật dựa trên tình yêu chân chính.
Bộ phim về tình yêu thầy trò do Nhật sản xuất: Sensei, em yêu thầy! |
Tôi thấy có những người họ xét đoán thứ tình yêu ấy, có những người họ chê cười lên thứ tình yêu ấy,... Nhưng thiết nghĩ liệu thứ tình yêu ấy là sai ư? Có những người học sinh, họ rơi vào tình yêu với người thầy của mình. Họ chọn cách đơn phương, họ âm thầm, họ lặng lẽ đặt vào trong khoảng thanh xuân của mình hình ảnh một người thầy. Có những người học sinh sau khi họ tốt nghiệp, họ thành danh, họ lại quay về ngôi trường xưa và thổ lộ tình cảm với người thầy cũ của mình. Người thầy cũng chấp nhận cảm xúc, cả hai đi đến đoạn đường xây dựng tế bào cho xã hội.
Có nhiều người khi nghe đến điều đó liền lập tức lên án và phê phán cho rằng đó là trái với đạo lí sư trò. Nhưng nếu như họ đã lấy nhau ở cái tuổi được pháp luật thừa nhận để kết hôn, họ cùng nhau xây dựng tế bào cho xã hội, góp tài sức của mình cho đất nước thì liệu họ có còn sai hay không?
Một người nữ sinh rơi vào tình yêu với thầy của mình khi mà người ấy đang ở độ tuổi mà cảm xúc bắt đầu nảy nở thì sai ở đâu? Con đường cảm xúc khi chọn để thương ai thì xin thưa: Lí trí không có quyền để lên tiếng. Cả đời người, ta nào đâu có quyền để lựa chọn mình sẽ yêu ai. Như duyên số, như định mệnh, người học sinh ấy vô tình gặp người thầy ấy, rồi lại như một sự bất chợt của cảm xúc, tình cảm xuất hiện. Và dù cho có cảm xúc thì họ cũng chọn cách lặng im, họ vẫn lờ đi cảm xúc của mình, họ chờ đợi đến ngày họ không còn là một học sinh nữa để bày tỏ. Có những người còn lặng im đến mãi mãi nữa là.
Dĩ nhiên nếu như người học trò vẫn đang ở cái lứa tuổi học sinh và vẫn đang ngồi trên ghế nhà trường mà có những hành động công khai tình cảm thì đây đúng là chuyện không thể chấp nhận. Và như những gì tôi đề cập ở trên, vấn đề tôi đặt ra là khi cả 2 người đều ở độ tuổi trưởng thành, việc họ từng là gì của nhau không còn quan trọng nữa, quan trọng là họ yêu nhau và không phạm pháp, ở đúng độ tuổi quy định, đều là người trưởng thành.
Tổng thống Pháp và vợ, người đồng thời là cô giáo của ông trước đây. Cả 2 cách nhau 25 tuổi |
Nhận xét
Đăng nhận xét