Bàn về một vấn đề cũ - tình yêu thầy trò cũ

Cô học trò năm ấy từng yêu anh
Cố gửi mầm xanh qua từng trang vở
Đợi một ngày yêu thương bằng nỗi nhớ
Xa trường rồi - mình còn gặp lại nhau


Cô học trò năm ấy đã từng đau

Từng bỏ ngoài tai chẳng sầu sống tiếp
Từng để con tim bồi hồi lỡ nhịp
Đem cả yêu thương - trao hết ai rồi

Cô học trò năm ấy đáng thương thôi
Sao nỡ lòng đẩy cô đi xa thế
Để một người vì ai mà rơi lệ
Mảnh tình tan - ta say quên lối về

Cô học trò năm ấy đã biết rằng
Tình năm xưa đâu chăng là cơn gió
Lời yêu thương còn chi là lời ngỏ
Mọi việc rồi - vội vả đổ đầu cô

Cô học trò năm ấy chỉ buồn cười
Cô từng vì người mà lòng đau nhiều nhất
Để rồi nhận ra dòng đời tất bật
Tình nữ nhi - thứ "mật ngọt " không mùi

Nguồn: facebook Bến Xe


Trên đời này có nhiều loại tình yêu, tình yêu của những người đồng tình, tình yêu của những người lưỡng tính, toàn tính, vô tình. Tình yêu của những người cách nhau một khoảng tuổi tác. Tình yêu giữa những con người đến từ những quốc gia khác nhau, thuộc những chủng tộc khác nhau. Tình yêu giữa những người lành lặn với những người khuyết tật,... Ngoài ra còn muôn vàn những loại tình yêu khác nữa tồn tại trên thế giới này, mang những sắc thái khác nhau. Nhưng chung quy lại tất cả đều là tình yêu giữa người với người và đều đáng được công nhận. Trong đó, tình yêu giữa 1 người thầy và 1 người học trò cũng thế.

Trong bài viết này, tôi sẽ đặt tình yêu thầy trò ở khía cạnh khi người học trò đã tốt nghiệp (vì khi còn ngồi trên ghế nhà trường thì đừng nói chỉ tình yêu thầy trò mà tình cảm giữa học sinh với nhau cũng chẳng mấy khi được chấp nhận).

Nói về lý, 1 người từ đủ 18 tuổi trở lên sẽ được pháp luật công nhận là đủ tuổi để kết hôn và được nhìn nhận như một người trưởng thành. Ở khía cạnh quyền con người, một người có quyền mưu cầu hạnh phúc cho mình khi đó là một tình cảm chính đáng, không vụ lợi và được pháp luật công nhận. Trai chưa vợ, gái chưa chồng, đến với nhau vì tình cảm thật  lòng, thì xét về lí, người học trò khi này đã đủ tư cách để có tình cảm với một người thầy cũ của mình.

Còn nếu xét về tình, thứ nhất họ yêu thương nhau thật lòng và mong muốn mang những điều tốt đẹp nhất đến với đối phương. Nếu là khoảng thời gian người học trò vẫn còn đang ngồi trên ghế nhà trường, thì người học trò đó (hoặc là người thầy) đã khóa chặt thứ tình cảm ấy trong lòng và họ đợi, đợi đến khi đã đủ tuổi, đã được công nhận là một người trưởng thành thì mới bộc lộ tình cảm ấy của mình. Thử hỏi, 2 con người đến với nhau ở cái độ tuổi mà họ có quyền quyết định và chịu trách nhiệm với điều họ muốn thì thử hỏi liệu có sai không?

Trong  bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ có một câu thế này: "Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc." 
Mỗi con người đều có quyền mưu cầu hạnh phúc, và hạnh phúc của họ không ảnh hưởng đến người khác, không sai trái pháp luật, thì hạnh phúc của họ cũng đáng được công nhận, như tình cảm giữa một nhà giáo và một người trò cũ đã trưởng thành.

Nhân Ngày Quốc tế Hạnh phúc năm 2014, Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Ban  Ki Moon tiếp tục gửi thông điệp đến các quốc gia, trong đó có đoạn: “Đối với mỗi người khác nhau, hạnh phúc có thể mang nhiều ý nghĩa khác nhau." Đúng vậy, hạnh phúc của mỗi con người khác nhau và đều có mỗi ý nghĩa riêng. Nhưng cũng đồng thời có chung một ý nghĩa là được sống và được yêu thương.

Vậy thì tình yêu thầy trò sao lại chẳng được chấp nhận khi hai con người thật tâm thật lòng yêu thương nhau, muốn vun đắp hạnh phúc cho nhau, muốn cùng nhau tạo thành một tế bào của xã hội. 

Nhận xét