"Kìa xem cô Tấm ngoan hiền bước ra từ quả thị,
Kìa xem cô bé lọ lem bước chân lên xe hoa,
Kìa xem cô gái xinh đẹp sánh vai bên Sọ Dừa,
Kìa xem chú cóc hiền khô hóa thân nơi cung vua;
Chàng Cuội ngồi hát, ở tận trời cao tít,
Cùng với vầng trăng tròn đã cho chúng em bao mộng mơ.
Và nàng Bạch Tuyết ở tận rừng xanh đó,
Cùng với bảy chú lùn đã cho chúng em bao niềm vui đó..."
=====================
Đó, những câu hát quen thuộc của Ngày xửa ngày xưa, một chương trình kịch dành cho thiếu nhi của sân khấu kịch Idecaf. Chương trình đã tồn tại bền bỉ suốt gần 20 năm, mà tính đến năm nay đã là năm thứ 19 kể từ tác phẩm đầu tiên - Tấm Cám. Cứ thế suốt 19 năm, sân khấu kịch Idecaf luôn cho ra mắt nhiều vở kịch với nội dung đã dạng cùng cốt truyện mang hơi hướng của nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới như: Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản, Nga, Hàn Quốc,... với những câu chuyện cổ tích có phần hài hước, dí dỏm hướng tới đa phần là các khán giả nhí.
Mặc dù ngày xửa ngày xưa khi ra đời được định hướng là dành cho các khán giả nhí, tuy nhiên, theo thời gian, lớp khán giả nhí ấy dần trưởng thành. Và trong hàng người của lớp thế hệ ấy có kẻ đang viết bài viết này, tôi.
Chỉ là những hôm gần đây, tôi ngồi và xem lại những vở kịch mà ngày trước mình hằng yêu thích. Trước đây làm gì có Youtube để mà muốn thì cứ lên gõ một cái là có để ung dung xem như bây giờ. Hồi trước là phải ra tiệm đĩa, nơi bán đủ các loại đĩa, băng đủ thể loại từ ca nhạc, phim hoạt hình, phim truyền hình, phim chiếu rạp, cho đến các loại hài kịch. Lúc đó vô tình mua được chiếc đĩa vở Hoàng tử Ai Cập của hãng phim Phương Nam (ngày trước Phương Nam Film cũng chính là hàng đã đưa Gaoranger hay còn được gọi là Siêu nhân Gao - bộ siêu nhân đầu tiên được đưa về Việt Nam của Nhật Bản) làm cho sân khấu kịch Idecaf. Cũng chính từ đó, kịch thiếu nhi Idecaf trở thành một phần trong tuổi thơ tôi, trở thành một tượng đài kịch trong lòng tôi.
Những vở sau này tôi xem mà vẫn còn nhớ như in đến bây giờ gồm có Tấm Cám, Sơn Tình Thủy Tinh, Na Tra đại náo thủy cung, Chàng Lang Thang và nàng Tùy Tiện,.... những vở diễn đó cùng với sự diễn xuất của lớp nghệ sĩ tài năng và kỳ cựu như Thành Lộc, Đại Nghĩa, Thanh Thủy, Hoàng Trinh, Mỹ Duyên, Đình Toàn,... đã in vào tâm hồn của đứa trẻ ngày đó là tôi đây thật rõ ràng; đã khiến cho đầu óc tôi khi ấy trở nên thật phong phú lạ thường khi luôn tưởng tượng mình được diện kiến Nữ hoàng Ai Cập, làm bạn với các vị tiên trong Chàng Lang Thang và nàng Tùy Tiện,...
Đến bây giờ những lúc rảnh rỗi, tôi lại tìm về những vở kịch thiếu nhi ấy để ôn lại một góc tuổi thơ, cho phép bản thân "con nít" một chút giữa những ưu tư của người trưởng thành. Tôi còn nhớ hồi đấy mình thích nhất là nhân vật Nữ hoàng Ai Cập của cô Hoàng Trinh, vì thích nhân vật ấy mà tôi thích luôn cả cô. Sau này thì thích thêm cả nghệ sĩ Mỹ Duyên nữa, rồi dần dần thích hết tất cả những diễn viên của sân khấu kịch Idecaf, thích không chỉ các nghệ sĩ diễn chính mà còn cả các diễn viên quần chúng phụ nữa, vì mỗi người là mỗi một cá thể giúp cho vở kịch trọn vẹn, đem lại niềm vui cho tuổi thơ của biết bao nhiêu đứa trẻ, giống như tôi.
Nhưng có lẽ, người nghệ sĩ gây được nhiều ấn tượng nhất với mọi người có lẽ là NSƯT Thành Lộc nhỉ. Ngày xửa ngày xưa vốn có tiền thân là Chuyện ngày xưa được phát sóng trên HTV với các nghệ sĩ là: Thành Lộc - dẫn chuyện, Bạch Long - chú chó Lulu, Hoàng Trinh - cô mèo Lili, Thanh Thủy - cô vẹt Líu Lo và Đình Toàn - chú hề Lí Lắc. Sau một thời gian phát sóng thành công trên truyền hình thì Chuyện ngày xưa được các nghệ sĩ đem về sân khấu kịch Idecaf với cái tên Ngày xửa ngày xưa và ngày càng thành công, rực rỡ hơn nữa. Nhưng, khi về sân khấu Idecaf, vẫn còn rất nhiều bạn thiếu nhi nhớ đến "anh kể chuyện" Thành Lộc nên cái tên của chú lúc đấy rất hot trong giới thiếu nhi. Ngoài ra, Thành Lộc còn là nghệ sĩ góp mặt trong nhiều tác phẩm Ngày xửa ngày xưa nhất, tôi còn nhớ là ngày đó lúc xem Ngày xưa ngày xưa thông qua băng đĩa, không vở nào là không thấy chú dù có biến hóa tài tình thế nào cũng dễ dàng nhận ra bởi cái sự duyên dáng vốn có.
Trong tuổi thơ của tôi, Ngày xưa ngày xưa chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng, chính từ những vở kịch dí dỏm này mà trí tưởng tượng hồi đó của tôi mới có thể trở nên phong phú đến vậy. Cũng vì thế mà tôi luôn cảm thấy tuổi thơ của mình có một điều rất hối tiếc, chính là chưa một lần được đặt chân vào sân khấu Idecaf, xem trực tiếp các cô chú anh chị nghệ sĩ biểu diễn những vở kịch gắn liền với tuổi thơ của mình.
Có lẽ một ngày nào đó, tôi sẽ thử vào sân khấu Idecaf một lần, xem một vở kịch, đến lúc kết màn, chạy ào lên sân khấu rồi xin chữ ký các nghệ sĩ như đám trẻ trong những chiếc băng đĩa mà tôi thường xem hồi nhỏ.
Cảm ơn nhóm Líu Lo vì Chuyện ngày xưa, cảm ơn Idecaf vì Ngày xửa ngày xưa, cảm ơn những nghệ sĩ đã cống hiến, đã hết mình vì tuổi thơ của những đứa trẻ như chúng tôi. Thế hệ F1 của Ngày xưa ngày xưa cũng đã luống tuổi rồi, hy vọng rằng lớp nghệ sĩ trẻ sau này đủ tâm huyết để tiếp nối thành quả mà những nghệ sĩ đi trước đã để lại cho sân khấu kịch Idecaf.
Kìa xem cô bé lọ lem bước chân lên xe hoa,
Kìa xem cô gái xinh đẹp sánh vai bên Sọ Dừa,
Kìa xem chú cóc hiền khô hóa thân nơi cung vua;
Chàng Cuội ngồi hát, ở tận trời cao tít,
Cùng với vầng trăng tròn đã cho chúng em bao mộng mơ.
Và nàng Bạch Tuyết ở tận rừng xanh đó,
Cùng với bảy chú lùn đã cho chúng em bao niềm vui đó..."
=====================
Đó, những câu hát quen thuộc của Ngày xửa ngày xưa, một chương trình kịch dành cho thiếu nhi của sân khấu kịch Idecaf. Chương trình đã tồn tại bền bỉ suốt gần 20 năm, mà tính đến năm nay đã là năm thứ 19 kể từ tác phẩm đầu tiên - Tấm Cám. Cứ thế suốt 19 năm, sân khấu kịch Idecaf luôn cho ra mắt nhiều vở kịch với nội dung đã dạng cùng cốt truyện mang hơi hướng của nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới như: Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản, Nga, Hàn Quốc,... với những câu chuyện cổ tích có phần hài hước, dí dỏm hướng tới đa phần là các khán giả nhí.
Mặc dù ngày xửa ngày xưa khi ra đời được định hướng là dành cho các khán giả nhí, tuy nhiên, theo thời gian, lớp khán giả nhí ấy dần trưởng thành. Và trong hàng người của lớp thế hệ ấy có kẻ đang viết bài viết này, tôi.
Chỉ là những hôm gần đây, tôi ngồi và xem lại những vở kịch mà ngày trước mình hằng yêu thích. Trước đây làm gì có Youtube để mà muốn thì cứ lên gõ một cái là có để ung dung xem như bây giờ. Hồi trước là phải ra tiệm đĩa, nơi bán đủ các loại đĩa, băng đủ thể loại từ ca nhạc, phim hoạt hình, phim truyền hình, phim chiếu rạp, cho đến các loại hài kịch. Lúc đó vô tình mua được chiếc đĩa vở Hoàng tử Ai Cập của hãng phim Phương Nam (ngày trước Phương Nam Film cũng chính là hàng đã đưa Gaoranger hay còn được gọi là Siêu nhân Gao - bộ siêu nhân đầu tiên được đưa về Việt Nam của Nhật Bản) làm cho sân khấu kịch Idecaf. Cũng chính từ đó, kịch thiếu nhi Idecaf trở thành một phần trong tuổi thơ tôi, trở thành một tượng đài kịch trong lòng tôi.
Những vở sau này tôi xem mà vẫn còn nhớ như in đến bây giờ gồm có Tấm Cám, Sơn Tình Thủy Tinh, Na Tra đại náo thủy cung, Chàng Lang Thang và nàng Tùy Tiện,.... những vở diễn đó cùng với sự diễn xuất của lớp nghệ sĩ tài năng và kỳ cựu như Thành Lộc, Đại Nghĩa, Thanh Thủy, Hoàng Trinh, Mỹ Duyên, Đình Toàn,... đã in vào tâm hồn của đứa trẻ ngày đó là tôi đây thật rõ ràng; đã khiến cho đầu óc tôi khi ấy trở nên thật phong phú lạ thường khi luôn tưởng tượng mình được diện kiến Nữ hoàng Ai Cập, làm bạn với các vị tiên trong Chàng Lang Thang và nàng Tùy Tiện,...
Đến bây giờ những lúc rảnh rỗi, tôi lại tìm về những vở kịch thiếu nhi ấy để ôn lại một góc tuổi thơ, cho phép bản thân "con nít" một chút giữa những ưu tư của người trưởng thành. Tôi còn nhớ hồi đấy mình thích nhất là nhân vật Nữ hoàng Ai Cập của cô Hoàng Trinh, vì thích nhân vật ấy mà tôi thích luôn cả cô. Sau này thì thích thêm cả nghệ sĩ Mỹ Duyên nữa, rồi dần dần thích hết tất cả những diễn viên của sân khấu kịch Idecaf, thích không chỉ các nghệ sĩ diễn chính mà còn cả các diễn viên quần chúng phụ nữa, vì mỗi người là mỗi một cá thể giúp cho vở kịch trọn vẹn, đem lại niềm vui cho tuổi thơ của biết bao nhiêu đứa trẻ, giống như tôi.
Nhưng có lẽ, người nghệ sĩ gây được nhiều ấn tượng nhất với mọi người có lẽ là NSƯT Thành Lộc nhỉ. Ngày xửa ngày xưa vốn có tiền thân là Chuyện ngày xưa được phát sóng trên HTV với các nghệ sĩ là: Thành Lộc - dẫn chuyện, Bạch Long - chú chó Lulu, Hoàng Trinh - cô mèo Lili, Thanh Thủy - cô vẹt Líu Lo và Đình Toàn - chú hề Lí Lắc. Sau một thời gian phát sóng thành công trên truyền hình thì Chuyện ngày xưa được các nghệ sĩ đem về sân khấu kịch Idecaf với cái tên Ngày xửa ngày xưa và ngày càng thành công, rực rỡ hơn nữa. Nhưng, khi về sân khấu Idecaf, vẫn còn rất nhiều bạn thiếu nhi nhớ đến "anh kể chuyện" Thành Lộc nên cái tên của chú lúc đấy rất hot trong giới thiếu nhi. Ngoài ra, Thành Lộc còn là nghệ sĩ góp mặt trong nhiều tác phẩm Ngày xửa ngày xưa nhất, tôi còn nhớ là ngày đó lúc xem Ngày xưa ngày xưa thông qua băng đĩa, không vở nào là không thấy chú dù có biến hóa tài tình thế nào cũng dễ dàng nhận ra bởi cái sự duyên dáng vốn có.
Trong tuổi thơ của tôi, Ngày xưa ngày xưa chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng, chính từ những vở kịch dí dỏm này mà trí tưởng tượng hồi đó của tôi mới có thể trở nên phong phú đến vậy. Cũng vì thế mà tôi luôn cảm thấy tuổi thơ của mình có một điều rất hối tiếc, chính là chưa một lần được đặt chân vào sân khấu Idecaf, xem trực tiếp các cô chú anh chị nghệ sĩ biểu diễn những vở kịch gắn liền với tuổi thơ của mình.
Có lẽ một ngày nào đó, tôi sẽ thử vào sân khấu Idecaf một lần, xem một vở kịch, đến lúc kết màn, chạy ào lên sân khấu rồi xin chữ ký các nghệ sĩ như đám trẻ trong những chiếc băng đĩa mà tôi thường xem hồi nhỏ.
Cảm ơn nhóm Líu Lo vì Chuyện ngày xưa, cảm ơn Idecaf vì Ngày xửa ngày xưa, cảm ơn những nghệ sĩ đã cống hiến, đã hết mình vì tuổi thơ của những đứa trẻ như chúng tôi. Thế hệ F1 của Ngày xưa ngày xưa cũng đã luống tuổi rồi, hy vọng rằng lớp nghệ sĩ trẻ sau này đủ tâm huyết để tiếp nối thành quả mà những nghệ sĩ đi trước đã để lại cho sân khấu kịch Idecaf.
Nhận xét
Đăng nhận xét